Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế theo quy định mới nhất năm 2023

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, con người lại càng sáng tạo và tạo ra nhiều sáng chế để phục vụ đời sống, kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều người còn chủ quan hoặc không biết đến tầm quan trọng của việc đăng ký sáng chế. Vậy sáng chế là gì? Hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế được thực hiện như thế nào? ANZILAW sẽ giải quyết các thắc mắc đó trong bài viết dưới đây.

I. Cơ sở pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022 (Sau đây gọi là Luật SHTT)
  • Quyết định 3675/QĐ-BKHCN năm 2017 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
Dang ky sang che

II. Sáng chế là gì?

Khoản 12 Điều 4 Luật SHTT định nghĩa: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”.

Đăng ký sáng chế là một thủ tục quan trọng để sáng chế được cơ quan có thẩm quyền bảo hộ khi có bất cứ cá nhân, tổ chức nào xâm phạm quyền sáng chế.

III. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

Điều 58 Luật SHTT quy định như sau:

  • Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
  • Có tính mới;
  • Có trình độ sáng tạo;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.
  • Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
  • Có tính mới;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

IV. Đối tượng không được đăng ký sáng chế

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

  • Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
  • Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
  • Cách thức thể hiện thông tin;
  • Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
  • Giống thực vật, giống động vật;
  • Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
  • Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

V. Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế

  • 02 bản Tờ khai (đơn) đăng ký sáng chế đánh máy theo mẫu số 01-SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN 
  • 02 Bản mô tả sáng chế, gồm có: Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có)
  • 02 Bản tóm tắt sáng chế. Tóm tắt sáng chế không được vượt quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng. Bản tóm tắt sáng chế không bắt buộc phải nộp tại thời điểm nộp đơn và người nộp đơn có thể bổ sung sau;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Ngoài những tài liệu nói trên, cần cung cấp thêm các tài liệu (nếu có) như:

  • Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký sáng chế được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác)
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên)

VI. Trình tự đăng ký bảo hộ sáng chế

Thủ tục đăng ký sáng chế được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định dạng sáng chế đăng ký bảo hộ

Sau khi hoàn thiện sáng chế, chủ sở hữu cần xác định dạng bảo hộ của sáng chế và thực hiện phân loại sáng chế theo bảng phân loại sáng chế quốc tế (IPC).

Bước 2: Tra cứu sáng chế
  • Tra cứu sáng chế nhằm xác định tính khả thi khi sáng chế đăng ký được cấp bằng bảo hộ độc quyền do thời gian đăng ký sáng chế khá dài.
  • Khách hàng có thể tự tra cứu sáng chế qua website của Cục Sở hữu trí tuệ: https://ipvietnam.gov.vn/ 
  • Thông qua ANZILAW tiến hành tra cứu để đánh giá khả năng bảo hộ của sáng chế.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sáng chế

Sau khi tra cứu đánh giá khả năng bảo hộ của sáng chế chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký sáng chế. Ngay khi nộp đơn đăng ký sáng chế chủ đơn phải nộp lệ phí theo quy định

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký sáng chế tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký

Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Từ việc thẩm định sẽ đưa ra kết luận về tính pháp lý của hồ sơ.

Bước 5:  Thẩm định nội dung
  • Thẩm định nội dung: không quá 18 tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn. Cục Sở hữu trí tuệ có thể sử dụng kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế trùng với sáng chế được yêu cầu bảo hộ do cơ quan sáng chế nước ngoài thực hiện trong quá trình thẩm định khả năng bảo hộ sáng chế tại Việt Nam. Bộ trưởng Bộ KH&CN sẽ hướng dẫn chi tiết về quy định này.
  • Kết thúc thẩm định nội dung Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế. Hoặc thông báo từ chối cấp bằng bảo hộ sáng chế và lý do.
Bước 6: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.

VI. Các trường hợp từ chối cấp Bằng độc quyền sáng chế

Điều 117 Luật SHTT 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2022 quy định các trường hợp đơn đăng ký sáng chế bị từ chối như sau:

  • Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;
  • Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật này;
  • Đơn thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật này mà không được sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn.
  • Người nộp đơn sáng chế không có quyền đăng ký;
  • Việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sáng chế làm mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn hoặc làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn;
  • Sáng chế được yêu cầu bảo hộ vượt quá phạm vi bộc lộ trong bản mô tả ban đầu;
  • Sáng chế không được bộc lộ đầy đủ và rõ ràng trong bản mô tả sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế;
  • Đơn đăng ký sáng chế không bộc lộ hoặc bộc lộ không chính xác về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen;
  • Đơn đăng ký sáng chế được nộp trái với quy định về kiểm soát an ninh.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là bài viết của ANZILAWvề “Thủ tục đăng ký sáng chế theo quy định hiện hành”. Chúng tôi hi vọng rằng qua nội dung tư vấn trên sẽ phần nào đó giúp quý khách hàng có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề này. Để biết thêm thông tin chi tiết và tiếp nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, thành lập công ty,… vui lòng liên hệ số điện thoại 0965081099 hoặc:

Để lại một bình luận