Hộ kinh doanh cá thể là mô hình khá phổ biến ở nước ta. Bởi lẽ đăng ký đơn giản và áp dụng theo phương thức thuế khoán. Tuy nhiên, trình tự đăng ký hộ kinh doanh như thế nào là vấn đề thắc mắc của nhiều người. Bài viết dưới đây, ANZILAW sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn hồ sơ cũng như thủ tục đăng ký kinh doanh nhanh chóng theo quy định hiện hành
Table of Contents
I. Căn cứ pháp lý
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Luật Doanh nghiệp 2020

II. Khái niệm hộ kinh doanh
Hiện nay, pháp luật không có quy định nào định nghĩa về hộ kinh doanh. Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.”
III. Điều kiện thành lập hộ kinh doanh
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định
- Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh của công ty hợp danh; trừ trường hợp có sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
- Hộ kinh doanh phải kinh doanh những ngành, nghề không bị cấm kinh doanh. Ngành, nghề bị cấm kinh doanh có thể thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia; và cam kết của Việt Nam với quốc tế về mở cửa thị trường đầu tư kinh doanh.
- Hộ kinh doanh phải chuẩn bị vốn; tài sản vì hộ kinh doanh được thành lập với nghề nghiệp là kinh doanh nên bắt buộc phải có tài sản ban đầu
- Điều kiện về tên của hộ kinh doanh. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Cụm từ “Hộ kinh doanh” và Tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt; có thể kèm theo chữ số, kí hiệu.
- Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh. Tên riêng của hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.
- Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
– Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
– Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
IV. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định hiện hành
- Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh được quy định tại khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
- Giấy tờ pháp lý cá nhân (CMND/CCCD/Hộ chiếu) của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Ngoài ra, đối với những ngành nghề kinh doanh có quy định về chứng chỉ ngành nghề thì kèm theo các giấy tờ trên phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình
- Nơi đăng ký hộ kinh doanh
Nơi thực hiện đăng ký hộ kinh doanh: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh, cụ thể là Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Trình tự thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền. Chủ hộ kinh doanh trực tiếp nộp hồ sơ/ủy quyền nộp hồ sơ đến cá nhân, tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trực thuộc UBND quận/huyện nơi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Bước 3: Xét duyệt, bổ sung và nhận kết quả đăng ký hộ kinh doanh
- Hộ kinh doanh chờ tin từ chuyên viên xét duyệt và bổ sung giấy tờ nếu có yêu cầu.
- Hồ sơ được xử lý và được xét duyệt bởi lãnh đạo phòng, sau đó chuyển sang lãnh đạo UBND cấp quận/huyện duyệt, cuối cùng chuyển đến Bộ phận tiếp nhận rồi trả cho hộ kinh doanh.
- Sau khi nhận giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh cá thể, hộ kinh doanh đăng ký kê khai thuế với cơ quan thuế và chính thức được hoạt động cá thể.
Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết của ANZILAW về “Đăng ký hộ kinh doanh theo quy định hiện hành mới nhất năm 2023”. Chúng tôi hi vọng rằng qua nội dung tư vấn trên sẽ phần nào đó giúp quý khách hàng có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề này. Để biết thêm thông tin chi tiết và tiếp nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, thành lập công ty,… vui lòng liên hệ số điện thoại 0965081099 hoặc:
- Email: info@anzilaw.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/anzilaw
- Website: https://anzilaw.vn/ – https://anzilaw.com