Điều kiện bảo hộ giống cây trồng theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2023

Trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất cây trồng, bảo hộ giống cây là một yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và khuyến khích sự đầu tư trong nghiên cứu và phát triển. Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cung cấp một số điều kiện quan trọng để bảo hộ giống cây, đảm bảo rằng những người lao động và doanh nghiệp có quyền sở hữu và thương mại hóa các giống cây tiên tiến và chất lượng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các điều kiện quan trọng và cần thiết theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam để bảo hộ giống cây trồng.

I. Cơ sở pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009, 2019, 2023

II. Khái niệm và các điều kiện bảo hộ giống cây trồng theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

1. Khái niệm

Khái niệm giống cây trồng được quy định cụ thể tại khoản 24 Điều 4 Luật SHTT và được hiểu đó là quần thể cây trồng cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về một số đặc điểm sinh học, kiểu gen, biểu hiện ở khả năng di truyền.

Giống cây trồng được tạo ra dựa trên cơ sở hoạt động sáng tạo đầu óc, đầu tư tài chính, … của các nhà sáng tạo giống, chủ sở hữu giống cây trồng vì thế cần được bảo vệ để đảm bảo tối đa quyền cũng như nghĩa vụ của các chủ thể nói trên.

2. Các điều kiên bảo hộ giống cây trồng theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

Về mặt nội dung, theo quy định tại Điều 158 Luật SHTT thì điều kiện chung để các giống cây trồng được bảo hộ phải đảm bảo về tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

2.1. Tính mới

Theo Điều 159 Luật SHTT, giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng chưa được người có quyền đăng ký, người chưa được phép của người đó bán hoặc phân phối bằng nhiều cách nhằm mục đích khai thác.

Có thể thấy, điều kiện tính mới được xuất phát từ việc bảo hộ giống cây trồng. Hiểu theo cách đơn giản, nếu các giống cây trồng mới được tạo ra không được bảo hộ thì việc nghiên cứu không được chấp nhận, không được khích lệ tinh thần để tiếp tục nghiên cứu.

Về nhiều mặt, việc bảo hộ giống cây trồng sẽ góp phần lớn vào việc thôi thúc tìm tòi nhiều tính mới, tạo ra nhiều giống mới phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Về kinh tế, nếu không chủ động được giống cây trồng ở mức độ nhất định mà dựa vào việc nhập khẩu sẽ dẫn tới khả năng nền nông nghiệp bị ảnh hưởng.

2.2. Tính khác biệt

Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên (Điều 160 Luật SHTT).

Đây có thể là yếu tố khó thực hiện, bởi lẽ việc các giống cây trồng được biết đến rộng rãi hiện nay có phạm vi trong nước và cả trên thế giới. Điều này đòi hỏi sự nghiên cứu tìm tòi của các nhà nghiên cứu luôn phải thận trọng và biết nắm bắt được thời gian để đăng ký bảo hộ, đăng ký là giống cây trồng mới theo pháp luật Việt Nam.

2.3. Tính đồng nhất

Giống cây trồng được coi là có tính đồng nhất nếu có sự biểu hiện như nhau về các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống. Vì thế giống cây trồng được coi là đồng nhất nếu có sự đồng nhất một cách đầy đủ các tính trạng liên quan trừ trường hợp có nhiều khả năng xảy ra biến dạng trong phạm vi cho phép (Điều 161 Luật SHTT)

2.4. Tính ổn định

Tính ổn định được quy định tại Điều 162 Luật SHTT, theo đó giống cây trồng đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau những vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống.

Đây là điều kiện quan trọng nhất đối với giống cây trồng, bởi lẽ nhà nghiên cứu luôn cố gắng tìm ra nhiều giống mới để tăng nâng suất, giảm thiểu khả năng mang bệnh gây hại, nếu sự ổn định không được đảm bảo thì việc tạo giống cây trồng mới không mang lại ý nghĩa tốt nhất.

2.5. Có tên phù hợp

Tên của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu dễ dàng phân loại với các tên khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự (Điều 163 Luật SHTT). Người đăng ký phải đề xuất được cái tên phù hợp với cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng. Tuy nhiên việc chọn tên phải thỏa mãn theo quy định của pháp luật, không thuộc các trường hợp tại khoản 3 của Điều này.

Việc sử dụng tên gọi của giống cây trồng phải được thực hiện thống nhất để tránh gây nhầm lẫn và xung đột khi đưa ra lưu thông ở nhiều thị trường khác nhau, nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. Tên gọi giống cây trồng đóng vai trò quan trọng trong việc định danh, xác lập và thực hiện các giao dịch liên quan, nêu lên được chất lượng của giống cây trồng.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là một số ý kiến tư vấn pháp luật của ANZILAW về “Điều kiện bảo hộ giống cây trồng theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2023”. Chúng tôi hi vọng rằng qua nội dung tư vấn trên sẽ phần nào đó giúp quý khách hàng có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề này. Để biết thêm thông tin chi tiết và tiếp nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, thành lập công ty, … vui lòng liên hệ số điện thoại 0965081099 hoặc: