Các điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh theo pháp luật hiện hành năm 2023

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, bảo vệ thông tin và bí mật kinh doanh trở thành một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để đảm bảo sự cạnh tranh và thành công. Bí mật kinh doanh là nguồn tài nguyên quý giá, chứa đựng những ý tưởng sáng tạo, công nghệ tiên tiến và chiến lược cạnh tranh. Do đó vấn đề bảo vệ bí mật kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọng, mang ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt trong tình hình cạnh tranh trên thị trường khốc liệt hiện nay.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và bảo vệ bí mật kinh doanh, các điều kiện cần phải được đáp ứng và tuân thủ. Trong bài viết này, Quý khách hàng sẽ cùng ANZILAW tìm hiểu những điều kiện quan trọng và cần thiết để bảo hộ bí mật kinh doanh.

I. Cơ sở pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009, 2019, 2022

II. Khái niệm và các điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh

1. Khái niệm

Theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật SHTT thì bí mật kinh doanh là những thông tin, những bí quyết mà chủ thể trong quá trình đầu tư tài chính, trí tuệ, kinh doanh mà có. Những thông tin này được ứng dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ thể.

2. Các điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh

Điều 84 Luật SHTT đã quy định các điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh. Cụ thể,

Thứ nhất, không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được. Vấn đề này không khó hiểu đối với nhiều người, bởi lẽ đặc tính của thông tin trong bí mật kinh doanh là tính bí mật. Những tri thức phổ biến, ít quan trọng, những thông tin không rõ ràng, mơ hồ sẽ không được ưu tiên bảo hộ bí mật kinh doanh. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể mà có những bí mật khác nhau, nên từ đó sẽ có những cách thức bảo vệ bí mật kinh doanh khác nhau.

Ví dụ: Các thông tin liên quan đến khoa học – kỹ thuật có các công thức, quy trình hoặc dữ liệu thí nghiệm chưa được công bố, các công thức sản xuất sản phẩm,…

Thứ hai, người nắm giữ được bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó. Thông tin được bảo hộ phải là thông tin đóng vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất, tạo ra được sản phẩm hoặc dịch vụ, có giá trị thương mại.

Có thể hiểu đơn giản, nếu bí mật kinh doanh đó được đặt ở vị trí đúng thì sẽ phát huy được những thế mạnh đáng có và ngược lại.

Thứ ba, được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Đây là điều kiện quan trọng và mang tính quyết định nhất, bởi đơn giản bí mật kinh doanh mang tính cá thể, được sử dụng trên lĩnh vực nhất định. Người sở hữu bí mật kinh doanh phải có ý định và thực hiện các biện pháp cần thiết để giữ bí mật đó.

3. Đối tượng không được bảo hộ bí mật kinh doanh

Luật SHTT quy định cụ thể các điều kiện để bảo hộ bí mật kinh doanh, bắt nhịp được sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay. Tuy nhiên cần hiểu rõ các quy định này để tránh sự nhầm lẫn, không phải mọi bí mật kinh doanh đều được pháp luật bảo hộ.

Cụ thể, Điều 85 Luật SHTT đã quy định một số đối tượng không được bảo hộ vì đó là những thông tin liên quan đến một cá nhân, một con người, liên quan đến hoạt động quốc phòng an ninh như các bí mật về nhân thân, bí mật về quản lý nhà nước, bí mật về an ninh quốc phòng và các bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là một số ý kiến tư vấn pháp luật của ANZILAW về “Các điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh theo pháp luật hiện hành năm 2023”. Chúng tôi hi vọng rằng qua nội dung tư vấn trên sẽ phần nào đó giúp quý khách hàng có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề này. Để biết thêm thông tin chi tiết và tiếp nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, thành lập công ty,… vui lòng liên hệ số điện thoại 0965081099 hoặc: